PhuTho74.com - Trang thông tin liên lạc của cựu sinh viên Đại Học Bách Khoa Phú Thọ khóa 1974

Trang NhàSáng TácThơNiềm đau vạn lý

Niềm đau vạn lý

Vạn Lý Trường Sa(1) , vạn lý đau!                           
Sơn Trà
(2) uất nghẹn , ngàn vạn sau ?                         
Khánh Hòa sáng sáng, thiên tình hận!
Đà nẵng đêm đêm , vạn cổ sầu!
Hữu Nhật
(3) mờ xa , hồn thổn thức.
Gạc ma
(4) tăm biệt , biết về đâu?
Đâu rồi! Hào khí, con dân Việt.
Vạn lý Trường Sa , sóng đêm thâu!

Nguyễn Hoàng Minh
6/2009

(1)Bao gồm hai huyện (quần ) đảo Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng và Trường Sa thuộc Khánh Hòa .)
Theo Đại Nam Thực Lục , nhà xuất bản Giáo Dục(Viện sử học dịch) phần Tiền biên , quyển 10 (Thực lục về Thế Tông Hiếu vũ Hoàng Đế tức chúa Nguyễn Phúc Khoát ):
-Trang 158 có đoạn :Giáp Tuất , năm thứ 16 [1754]…..
-Trang 164 viết rằng :” Mùa thu tháng bảy , dân đội Hoàng Sa ở Quảng Ngải đi thuyền ra đảo  Hoàng Sa , gặp gió dạt vào hải phận Quỳnh Châu nước Thanh.Tổng đốc Thanh hậu cấp cho rồi đư về. Chúa sai viết thư [cám ơn].(Ở ngoài biển về xã An Vĩnh , huyện Bình Sơn Tỉnh Quảng Ngãi,có hơn 130 bải cát cách nhau hoặc đi một ngày đường , hoặc vài trống canh , kéo dài không biết mấy nghìn dăm , tục gọi là “Vạn Lý Trường Sa”. Trên bãi có giếng nước ngọt , sản vật có hải sâm , đồi mồi , vích ,vích , baba, ốc hoa….
Buổi quốc sơ đặt đội Hoàng Sa 70 người , lấy dân xã An Vĩnh sung vào, hằng năm đến tháng ba thì đi thuyền ra , độ ba đêm ngày thì đến bãi , tìm lượm hóa vật , đến tháng tám thì về nộp. Lại có đội Bắc Hải , mộ ngưởi thôn Tứ Chánh thuộc Bình Thuận hoặc xã Cảnh Dương sung vào , sai đi thuyền nhỏ đến các xứ Bắc Hải , Côn Lôn , để tìm lượm hóa vật ,( đội này cũng do đội Hoàng Sa cai quản)

Quyển 8 (Thực lục về Hiển Tông Hiếu Minh Hoàng Đế(HẠ) tức chúa Nguyễn Phúc Chu):
-Trang 126 có đoạn :Tân Mão , năm thứ 20 [1711]………..
Mùa hạ tháng tư……..
Sai đo bải cát Trường Sa dài ngắn rộng hẹp bao nhiêu.

-Phần chính biên Quyển L _ Thực lục về Thế tổ Cao Hoàng Đế Gia Long năm 14 [1815]………….Tháng hai….ngày Giáp Tuất tế Trời Đất ở đàn Nam Giao……..Sai đội Hoàng Sa là bọn Phạm Quang Ảnh ra đảo Hoàng Sa thăm dò đường biển.

(2) Bán đảo  Sơn Trà thuộc T.P Đà Nẵng.

(3) đảo Hữu Nhật thuộc Huyện đảo Hoàng Sa ,T.P Đà Nẵng đặt theo tên của chánh đội trưởng thủy quân đội Hoàng Sa Phạm Hữu Nhật – người có công chỉ huy binh thuyền cắm cột mốc dựng bia chủ quyền và xem xét đo đạc thủy trình tại đảo Hoàng Sa năm Minh Mạng thứ 7 (Bính Thân 1836). Mộ ông Nhật được đưa về gần ngôi mộ của tộc họ Phạm tại thôn Đông, xã An Vĩnh, nằm trong quần thể các di tích về chủ quyền về Hoàng Sa trên đảo Lý Sơn.  

(4)  Đảo Gạc ma : một đảo thuộc Huyện đảo Trường Sa thuộc Tỉnh khánh Hòa Việt Nam. Đã bị Trung Quốc đánh chiếm năm 1988
“Năm 1988, Trung Quốc lần đầu tiên ra đánh chiếm một số đảo ở Trường Sa, tàu của VN bị đánh đắm nhưng Trung Quốc chặn không cho tàu của Hội Chữ thập đỏ đến cứu. Đây là một sự vi phạm những điều luật cơ bản nhất của chiến tranh. Như vậy, có thể suy đoán Trung Quốc sẽ không ngần ngại gì mà không tiếp tục sử dụng vũ lực. Từ đó đến nay, lâu lâu Trung Quốc lại chiếm thêm vài đảo ở quần đảo Trường Sa. ” TỪ ĐẶNG MINH THU (Tiến sĩ luật, Đại học Sorbonne, Pháp)

Người “anh em ” chơi dzậy đó ! coi sao được phải không các bạn!

Tài liệu để khẳng định chủ quyền về Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam ,cũng như Biển Đông trên mạng nhiều lắm . Mong các bạn để chút thời gian tham khảo.Hoặc các bạn nào đã nắm vững + hệ thống hóa thì xin đăng lên cho anh em đọc với.

1 BÌNH LUẬN

  1. RE :Niềm đau vạn lý
    Bạn NH Minh!
    bài thơ của bạn rất hay, nói lên được lịch sử, lãnh địa, chủ quyền VN, bị áp bức và tràn đầy uất hận của dân nhược tiểu.Điều này là lịch sử đau thương VN đã được lặp lại:
    1000 năm đô hộ giặc Tàu
    100 năm đô hộ giặc Tây
    20 năm nội chiến từng ngày. . . .
    vấn đề là con dân VN chúng ta phải làm gì để giữ nước đây?, một cách khôn ngoan cả trên mặt trận chính trị, ngoại giao và quân sự.
    DT Sỹ nghỉ là VN chúng ta sẽ vượt qua được như VN chúng ta đã từng vượt qua trong quá khứ huy hoàng 4000 năm văn hiến.
    DT Sỹ. ACK74

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài Cùng Tác Giả