PhuTho74.com - Trang thông tin liên lạc của cựu sinh viên Đại Học Bách Khoa Phú Thọ khóa 1974

Trang NhàSáng TácNghiên CứuBiên Giới Việt Trung

Biên Giới Việt Trung

LTS. Một vấn đề thời sự nóng hổi là chuyện biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Bài nay do bạn Nguyễn Phi Hùng gởi lên trong ACC74 mailing list. BQT xin edit lại cho hợp với hình thức trong website. Xin cám ơn bạn Hùng đã bỏ công nghiên cứu và viết bài này cho anh em bà con được “mở mang kiến thức”  chút đỉnh về mấy đường biên giới.

Hiệp ước biên giới trên đất liền 1999
(Vietnam–China land border Treaty of 1999)

Sau một thời gian dài thương thuyết, ngày 30 tháng 12 năm 1999, tại Hà nội, hai ngoại trưởng Nguyễn Mạnh Cầm của Việt Nam và Đường Gia Triền của Trung quốc đã chính thức ký ‘Hiệp ước biên giới trên đất liền’  giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nguyên bản của hiệp ước này không đươc công bố công khai lúc ký. Do đòi hỏi của dư luận, chính phủ Việt Nam phải đồng ý cho công bố vào tháng tám năm 2002 trên website của báo Nhân Dân trong phần Pháp Luật (1)

Điều một của Hiệp ước viết nguyên văn:

Hai bên ký kết lấy các công ước lịch sử về biên giới hiện nay giữa Việt Nam và Trung quốc làm cơ sở, căn cứ vào nguyên tắc luật pháp quốc tế đựơc công nhận cũng như các thỏa thuận đạt đựơc trong quá trình đàm phán về vấn đề biên giới Việt Trung, đã giải qưyết một cách công bằng hợp lý vấn đề biên giới và xác định lại đường biên giới trên đất liền giữa hai nước.”

Các công ước lịch sử nói ở trong điều một này đựơc thứ trưởng ngọai giao lúc đó là ông Lê Công Phụng, cũng là trưởng ban biên giới xác định trong một cuộc phỏng vấn dành cho Thông Tấn Xã Việt Nam hồi đầu năm 2002, là:

“Các công ước Pháp-Thanh năm 1887 và 1895, cùng các văn kiện, bản đồ họach định và cắm mốc biên giới kèm theo, cũng như các mốc giới cắm theo quy định để xác định lại đường biên giới trên đất liền.”

Phần cuối của điều hai nói nguyên văn rằng, “Đường biên giới trên đất liền được vẽ bằng đường đỏ trên bản đồ tỷ lệ 1/50.000 do hai bên cùng xác định, độ dài và diện tích dùng trong mô tả đường biên giới được do từ bản đồ này. Bộ bản đồ nói trên đính kèm hiệp ước này là bộ phận cấu thành không thể tách rời của Hiệp ước…”

Tuy nhiên, báo Nhân Dân lúc đó đã không công bố bộ bản đồ, và cho đến nay, người dân bình thường vẫn không ai đựơc thấy bộ bản đồ ấy, mặc dù nó đựơc chú thích như là “bộ phận cấu thành không thể tách rời của Hiệp ước.

Hai hiệp ước về lãnh hải và vùng đánh cá trong Vịnh Bắc Bộ 2000

Hai hiệp ước này được ký vào ngày 25 tháng 12 năm 2000 tại Bắc Kinh (2):

Hiệp ước thứ nhất là về lãnh hải (Agreement between the Socialist Republic of Viet Nam and the People’s Republic of China on the Delimitation of the Territorial Sea, Exclusive Economic Zone anand Continental Shelf between the Two Countries in the Tonkin Gulf).

Hiệp ước thứ nhì là về vùng đánh cá chung giữa hai nước trong vịnh Bắc Bộ (Agreement on Fishing Cooperation in the Tonkin Gulf)

Theo hiệp ước về lãnh hải thì giữ hai nước đươc xác định bở 21 điểm như sau:

Căn cứ theo hai hiệp ước này thì đại khái đường lãnh hải và vùng đánh cá chung được đánh dấu như trong bản đồ dưới đây (3)

Theo nghiên cứu của Tonnesson(1) thì:

Dissidents and overseas Vietnamese also criticized the Gulf of Tonkin treaties, which were not publicized. Critics claimed that the government had given over to China thousands of square kilometres of Vietnamese maritime territory. In part, this built on a misunderstanding. Vietnam had previously wanted to divide the Gulf along a straight north–south line taken from a map attached to the Franco-Chinese treaty of 1887.14 That line, however, had been meant for a different purpose (to decide which coastal islands belonged either to China or to French Indochina ). The Vietnamese negotiators therefore had to abandon this claim early in the negotiations and negotiate on the basis of principles of international law. The two parties finally arrived at an agreed median line. Although the text of the treaty has since remained secret, the coordinates of the line have leaked out. It seems that the line goes considerably west of a strictly equidistant line and that Vietnam ’s many coastal islands and the Vietnamese island Bach Long Vi in the middle of the Gulf were given little weight in establishing the line. A calculation made for the International Boundary Research Unit at Durham in the United Kingdom concludes that China has secured about 3,200 square nautical miles beyond a strict line of equidistance. If this is correct, then China has driven a hard bargain indeed. Two years after the treaty was signed, the treaty text has still not been published and has not yet been discussed in the national assemblies.”

Đại khái theo Tonnesson(1) thì hai bên đàm phán đã không đếm xỉa gì tới đảo Bạch Long Vĩ của Việt Nam. Cho nên đường biên giới lấn qua hướng Tây một chút.  Kết quả, nếu đúng như mấy ông Ăng lê tính thì , Trung Quốc lợi đươc 3200 square nautical miles = 10 975 692 800 m2 (tổng diện tích đất của VN là 331,690 km2 theo Wikipedia). Nói cho gọn là thì gần 11 ngàn cây số vuông lãnh hải bị mất!

Bản đồ dưới đây thấy hai đường biên giới tính theo qui ước quốc tế, một là kể, hai không không kể đảo Bạch Long Vĩ:

Các bạn nào có thêm tài liệu xin phổ biến thêm.

Nguyễn Phi Hùng
tháng 7/2009

(1) Sino-Vietnamese Rapprochement and the South China Sea Irritant, STEIN TØNNESSON, International Peace Research Institute, Oslo (PRIO), Norway

(2) Maritime Delimitation and Fishery Cooperation in the Tonkin Gulf, Nguyễn Hồng Thao, University of Hanoi Hanoi, Vietnam

(3) Bản đồ trên website http://www.vuhuusan.com

2 BÌNH LUẬN

  1. 2 cai bad links trong bai` posted in Van De Bien
    Hi Hanh,

    2 cai links bi. bad …ban. sua gium`:sad:ko biet khi upload vao web co\’ thay doi gi ko? [space becomes %20]

    http://southchinasea.org/docs/Tonnesson,%20Sino-Vietnamese%20Rapprochement%20&%20the%20South%20China%20S.pdf
    http://southchinasea.org/docs/Nguyen%20Hong%20Thao-Maritime%20Delineation%20and%20Fishery%20Cooperation.pdf

    Minh` chi? thu thap tai` lieu, ko biet nhieu ho*n nhung~ gi` posted tre^n websites.

    Thanks,

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài Cùng Tác Giả