• Sài Gòn 1979
  • Reunion 2009
  • Toronto 2004
  • Sài Gòn 2012
  • Phú Thọ
  • Texas 2017
  • Cali 2022
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 7
Bạn đang ở: Trang Nhà Sáng Tác Đoản Văn

Đoản Văn

Sài Gòn những ngày cuối năm, cái lạnh kéo dài đã cả tháng. Mùa đông năm nay khắc nghiệt hơn mọi năm rất nhiều và có lẽ ai cũng muốn chia sẻ chút nắng ấm miền Nam đến các em bé vùng cao phía Bắc. Chương trình Cây mùa Xuân 2014 của Hội Khuyến học Đông Du - Quỹ Học bổng Lá Xanh- chọn điểm đến là hai tỉnh Lào Cai và Thanh Hóa: tặng các em mẫu giáo và tiểu học mỗi nơi 400 cái áo ấm. Thế là lo và nhờ quyên góp từ học viên trong tất cả các trung tâm thuộc Trường Nhật Ngữ Đông Du, các thầy cô, các đơn vị bạn. Có tiền rồi lại lo liên lạc với các Hội Khuyến học Thanh Hóa và Lào Cai. Và khi tất cả đã chuẩn bị xong là chia nhau lên đường. Trung đã đi Thanh Hóa từ 21 đến23/1 và mình là Lào Cai từ 23 đến 26/1. Mua vé ra Bắc quá là khó khăn!



Cuối tuần qua, vợ chồng bạn Hải Đà ghé thăm Houston, Texas. Anh em Houston hẹn nhau đãi bạn từ phương xa tại nhà hàng Tony Thái trên phố Bellaire - cũng được xem như Little Sài Gòn Houston.



Đúng là cái duyên kỳ ngộ, hơn mấy năm nay, bác Hồ Hạng Võ vì một lý do gì, đã nhập thất, tu theo phái "thiền chỉ " nghĩa là ...chỉ thiền để đọc email và nghiên cứu Phật pháp, tuần qua, khi nghe có Hải Đà đến, đã xả thiền, xuất hiện trở lại với anh em trên email, và gặp gở bạn bè sau bao năm xa cách.

Bà con A74,

Hôm Tết Trung Thu vừa qua, sau 1 tuần lang thang đây đó, trước khi quay về lại Toronto thì cái đầu đã quyết định phải leo lên "xe đò Hoàng" dọt 1 lèo từ Sacramento về San José để gặp bạn cũ ngày xưa . Chưa kịp định thần, đang lơ ngơ xuống xe gần Lee's Sandwiches thì được Đoàn Hồng Phúc đón và đưa về nhà tâm sự (tích) sau 33 năm không gặp.

Hình 1: ĐHPhúc và DqBổn, 2 nhân vật mà Nguyễn Sĩ Hạnh nêu tên trong bài viết "Cây cầu chùa Phật đá và ông Kỹ sư 3 suất".

Bùi Duy ThọThọ là một người bạn chân tình!
 
Tiếp xúc với Thọ thấy ngay tính cách chân tình, dễ mến toát lên từ lời nói, cử chỉ. Không hoa mỹ, điệu đàng, kiểu cách…
 
Cùng là dân miền Trung vào học Phú thọ, sau giải phóng cùng ở Ký túc xá 268 Bis Lý thường Kiệt. Thọ ở chung phòng với LT dân, TT Dung và ND Thế. Còn tui ở phòng 7 đối diện , chung với nhóm Đà nẵng gồm L Thanh, T Hạnh, HA Tuấn, N Phương , sau đó thêm TV Hiếu. Hằng ngày về tới KTX tui ít thấy Thọ lắm. Sau mới biết Thọ đi dạy kèm nhiều nên sau giờ học là “ biến “. Một lần gặp Thọ ở chỗ bảo vệ KTX đang đứng chờ mượn xe đạp của bạn nữ bên dãy 4. Tui cũng đứng đó với cùng mục đích! Té ra hai thằng “chuyên “ đi dạy kèm mà không sắm nổi chiếc xe đạp, toàn chạy mượn lung tung…
 
Ra trường, Thọ về làm ở Chi Cục Quản lý Chất Lượng của Bộ CN Nhẹ, được phân cho một căn phòng trong môt ngôi nhà ở đường Nguyễn văn Thủ Q1. Tui ở lại trường làm “cán bộ giản dị “. Thỉnh thoảng gặp nhau. Nhớ có lần Thọ chở tui tới khoe một cơ sở sản xuất chuyên xi mạ phụ tùng xe đạp trong quận 8 làm thằng tui lé cả mắt. Thời đó mà bung ra làm được vậy là “ ngon ăn” rồi! Mừng cho bạn!
 
Phutho74.com - Chị Helena Văn là cựu sinh viên Cơ Khí Đại Học Bách Khoa khóa 1974 - lúc đó tên chị là Văn Kiều Nguyệt Hà

Đến giờ, sau 20 năm, Helena Văn vẫn thường được nhiều người nhắc tới như một hình ảnh về quyết tâm lập nghiệp nơi xứ người. Đó là hình ảnh một cô giáo người Việt hằng ngày đi khoảng 50-60 km, dạy học ở 2-3 trường trong tuyết lạnh; buổi tối đi học tiếng Thụy Điển, vi tính, kế toán, luật; cuối tuần đi học lấy chứng chỉ phiên dịch.

Văn Kiều Nguyệt Hạ

Nguyên tác " In A Strange Land ", William S. Maugham.
 

Tôi thuộc loại người không ngồi yên chỗ; dù vậy tôi đi du lịch không phải để ngắm nhìn những tượng đài, hay những phong cảnh hùng vĩ, những thứ đó làm tôi mau chán; tôi du lịch để gặp gỡ những con người. Tôi tránh gặp những nhân vật quan trọng. Tôi sẽ không băng qua đường để chào một tổng thống hay một ông vua; tôi cũng bằng lòng khi chỉ biết một nhà văn qua những trang sách y viết, và một họa sĩ qua những bức tranh anh ta vẽ; nhưng tôi đã đi hàng ngàn dặm để gặp một nhà truyền giáo, người có những câu truyện kỳ lạ, và tôi cũng đã trải qua đôi tuần trong một khách sạn tồi tàn để làm quen với một người chế tạo bàn bi-da. Tôi không ngần ngại gì để thêm rằng tôi hết còn ngạc nhiên khi gặp bất kỳ hạng người nào, tuy vậy có một loại người mà mỗi lần đụng đầu vẫn không ngừng làm cho tôi hơi bị sốc một cách thích thú. Đó là người đàn bà Anh lớn tuổi, có đầy đủ phương tiện vật chất, sống tự túc một mình, trên khắp thế giới, ở những nơi bạn không ngờ tới. Bạn hết còn ngạc nhiên khi nghe tới người đàn bà sống trong căn biệt thự trên đồi ở ngoại ô một thành phố nhỏ Ý-đại-lợi, người đàn bà Anh duy nhất trong khu vực. Bạn cũng sẵn sàng khi có ai đó chỉ cho thấy cái trang trại Tây-ban-nha trơ trọi ở Andulasia và cho bạn biết nơi đó có người đàn bà Anh sống đã nhiều năm. Tuy thế bạn chắc sẽ ngạc nhiên khi nghe rằng người da trắng duy nhất trong một thành phố Trung- hoa là một người đàn bà Anh, không phải là một nhà truyền giáo, không ai biết tại sao bà ta lại sinh sống ở đó; một người khác thì cư trú trên một hòn đảo ở vùng biển Nam Thái-bình-dương, và người thứ ba có một căn nhà ở vùng ven một ngôi làng lớn ngay trung tâm hòn đảo Java. Những người đàn bà nầy sống đời sống cô độc, không bạn bè, và họ cũng không muốn đón tiếp người lạ. Dù đã lâu không được gặp một người cùng màu da, họ sẽ làm lơ như không hề thấy bạn. Mừng rỡ gặp người đồng hương, bạn tìm đến, họ hầu như không muốn tiếp bạn; nhưng nếu tiếp bạn, họ sẽ mời bạn một tách trà nóng rót từ bình trà bằng bạc, và đãi bạn món bánh ngọt Scotch đặt trên dĩa sứ Old Worcester. Họ sẽ hầu chuyện bạn một cách lịch sự như là họ đang tiếp bạn trong một ngôi nhà nghỉ ở Kentish, nhưng khi chia tay, họ không có vẻ gì muốn tiếp tục kéo dài sự quen biết với bạn. Ta luôn tự hỏi một cách vô ích điều gì đã làm cho họ xa lánh những người cùng màu da, xa lánh đồng hương và vì sống trong một vùng đất xa lạ, phải từ bỏ những thứ quen thuộc đã có trước. Phải chăng tự do, hay những mối tình lãng mạn là cái họ đang tìm kiếm ?

 

Nguyên tác “A Friend in Need” của William Somerset

Lời Người Dịch: William Somerset Maugham (1874-1965) là tác giả người Anh, viết kịch bản, tiểu thuyết và truyện ngắn rất nổi tiếng lúc sinh thời. Mồ côi cha lẫn mẹ lúc lên 10, ông được nuôi nấng bởi người bác. Không muốn trở thành luật sư như những người trong dòng họ, ông học và trở thành bác sĩ. Sau khi cuốn tiểu thuyết đầu tay được xuất bản và bán hết sạch nhanh chóng, ông bỏ nghề Y và dành toàn thời gian để viết.

Truyện ngắn sau là bản dịch “A Friend in Need”.  Sát nghĩa thì phải là  “Một Người Bạn Cần Giúp Đỡ”.  Dựa theo cốt truyện thì có thể đặt tựa  “Trông Mặt Mà Bắt Hình Dong”. Cuối cùng ND đã chọn “ Sa Cơ “, một cho ngắn gọn, hai là để phù hợp với “ A Friend “ như trong tựa đề nguyên gốc. Xin mời bạn đọc.

                              

Trong ba mươi năm nay tôi đã gắng tìm hiểu về những người đồng hương của mình. Tôi không biết nhiều về họ. Chắc chắn là tôi do dự khi mướn một người tớ chỉ dựa vào vẻ ngoài của y, tuy nhiên tôi cho rằng chúng ta hầu như trông mặt mà bắt hình dong. Ta luôn rút ra những kết luận dựa vào ánh mắt, khóe miệng, hoặc hình dạng cái cằm. Tôi tự hỏi thường thì ta đúng nhiều hơn sai chăng. Lý do những cuốntiểu thuyết và những vở kịch không giống với đời sống là vì tác giả của chúng, có lẽ do sự cần thiết, đã dựng lên những nhân vật trọn vẹn. Họ không thể tạo ra những nhân vật tự mâu thuẫn, vì làm như vậy sẽ khiến ta khó hiểu, tuy vậy đa số con người đều tự mâu thuẫn.  Con người là một tập hợp của những phẩm chất không nhất quán, trước sau như một. Trong những cuốn sách về lý luận, họ dạy ta rằng thật là ngu ngốc khi cho rằng màu vàng có hình ống hay lòng biết ơn thì nặng hơn không khí; nhưng trong cái hỗn hợp tạo thành con người, cái hỗn hợp bao gồm biết bao là sự phi lý, thì màu vàng có thể là con ngựa kéo cái xe, và lòng biết ơn thì ở giữa tuần tới. Tôi thường nhún vai khi người ta nói rằng ấn tượng đầu tiên về một người luôn luôn đúng. Tôi nghĩ họ hoặc là thiển cận hoặc là quá hời hợt. Về phần mình tôi nghiệm ra một điều là biết con người càng nhiều, tôi càng rối trí; có thể nói rằng những người bạn lâu năm nhất của tôi lại là một trong số những người mà tôi chẳng hiểu chút gì về họ.

Vài lời tường thuật về Sáu Bảnh dự Environmental Seminar tại New Orleans Convention Center. Cả đoàn già trẻ khoảng 15 người, tui không thấy ai biết tiếng Anh mà đi dự Seminar,... thiệt tình tui không hiểu gì ráo. Tui có hỏi anh Sáu Bảnh, ảnh cười hề hề.., vui là chính mày ơi... ! Hết ý!   Mà thôi, gặp bạn là vui rồi!


  
Thôi thì khỏi thắc mắc, bàn chuyện anh Sáu thôi. Anh Sáu hạ cánh từ chiếc Boeing 737 Delta từ Los Angeles bay qua New Orleans khoảng 0 giờ 10 phút sáng Chúa Nhật October 30, ảnh bỏ đoàn về nhậu với tui sau vườn nhà tui cho đến 5 giờ 30 sáng! Tui ngạc nhiên thấy Sáu Bảnh còn quá mạnh, mới bay cả nửa vòng trái đất mà uống hoài không ngưng. Khoảng thời gian này, Bảnh có gọi cho Tôn Thất Tú và tui cũng có dịp nghe lại giọng nói bác Tú sau rất nhiều năm xa cách, kể từ khi chia tay bác ở trại tỵ nạn Pulau Bidong (1981), để rồi mỗi đứa một hướng đi, một Úc một Mỹ. Không hiểu sao, bác Bảnh muốn nói chuyện với Trần Yên Bình cho bằng được, thế là bác ấy gọi Bình khoảng 4:30 sáng, Bình không nhấc phôn. Sau đó gọi vài bác nữa, cũng không trả lời. Xui cho bác Phương, Bảnh đã đánh thức bác dậy, có điều bác Bảnh lấy phone tui gọi, thiệt là hàm oan! Giờ đó tui mới thấy Sáu Bảnh là loại huậy thứ thiệt!
LTS. Bài này trích từ phần giới thiệu của tập thơ Chặng Đường Của Tuổi thơ của chị Bâng Khuâng, chị của bạn Lê Bá Nghề (AĐ74). Chị Bâng Khuâng là một trong những người mất trong các nấm mồ chôn tập thể ở Huế hồi Tết Mậu Thân 1968. Các bạn có thể bấm vô đây để download tập thơ này.

 ChangDuongTuoiTho

Tên thật là Lê Thị Diệu Minh, tên gọi trong gia đình là Phải,
ngoài bút hiệu Bâng Khuâng, là tên của một loài hoa dại, chị Diệu
Minh còn có bút hiệu là Hoài Uyên Khánh khi cộng tác với vài tờ
báo thời bấy giờ.

Bà con A74,

Trước đây khi thấy tờ Thời báo Toronto đăng bài "Quốc hồn quốc túy" hôm Thứ Sáu ngày 06 tháng Bảy ở điạ chỉ

 http://thoibao-online.com/the-gioi/thoi-su/7268--quc-hn-quc-tuy

Tôi cũng không để ý cho lắm tuy rằng bà Nguyễn Minh Thúy ở Burlington gần bên xóm Gà (Mississauga) của Tôi và hàng xóm của Trần Quang Kim ở Hamilton. Đến khi Lại Gia Định gởi bài "Bánh Mì Canada" lên diễn đàn thì tự nhiên cái cảm giác bánh mì "làm bằng bột mì Canada, không pha không trộn, làm từ Đà nẵng chở thẳng vô Sài Gòn" - nghe và nhớ Nguyễn Sơn nói câu này - ... của những năm 77 ăn độn bo bo với canh "toàn quốc" hiện về liền! ... Nói vậy thôi chớ hồi đó, cuối tuần, tụi Tôi (Văn Công Chiêu, Bùi Đức Mẫn, Đoàn Hồng Phúc...) hay kéo về Mỹ tho bằng xe đò hay xe đạp !. Dù sao ở gần nhà cá mắm cơm gạo cũng dễ thở hơn bà con ở Sài Gòn nhiều. Lúc ở chung với bà Mợ ở hẻm 87, đường Nguyễn Hoàng (Trần Phú), mỗi tháng lãnh tiêu chuẩn bột mì về, bả làm bánh mì, mấy đứa nhỏ nhá không nổi, để riết (bánh) khô khóc, khô queo, bả đem hấp nóng (như chỏ xôi vậy) chan mỡ hành, nước mắm tỏi ớt pha ... kiểu như Bánh bèo bì Mỹ Liên ở trên Búng (Bình Dương) ... Tôi còn chế thêm vô vài muỗng nước cốt dừa nữa cho giống kiểu Bánh tằm bì ở miền Tây!. Ăn vô hả ? ngon  .... nhức răng luôn !! Có một buổi sáng đẹp trời, Tưởng Thanh Tùng ở số 17C, ghé qua rủ đi học, được bà mợ đãi cho mỗi thằng 2 dĩa, đã gì đâu!!. Quên luôn cho tới bây giờ chưa bao giờ được ăn lại (vì chưa thấy ai làm lại bao giờ !). Để coi cuối tuần nhậu nhẹt, tụ tập, Tôi sẽ đề nghị quý bà làm món này ăn sáng ... coi có còn được cảm giác như thuở nào hay không ?.

Thư từ bài vở xin email vê
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.